Cây Báng còn gọi là cây Búng báng, cây Ðoác, Quang lang, Đao rừng – Arenga pinnata (Wurmb) Merr, thuộc họ Cau. Báng mọc nhiều ở chân núi ẩm ở Cao Bằng, Lạng Sơn Giống là lựa chọn tuyệt vời để tăng mảng xanh cho không gian và tạo bóng mát, vẻ đẹp cảnh quan. Cây Xanh Toàn Quốc với hàng nghìn những ưu đãi lớn khi mua bán cây xanh, cây xanh tươi.
Giới Thiệu Về Cây Báng.
– Tên thường gọi: Cây Báng.
– Tên gọi khác: Đác, Co pảng, Quang lang, Bụng báng, Búng báng, Tà vạt, Rượu trời, Dừa núi…
– Tên khoa học: Arenga pinnata.
– Họ thực vật: họ Cau.
– Nguồn gốc:
khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines
>>> Xem Thêm Cây Muồng Hoàng Yến.
Đặc Điểm Tốt Nhất Của Cây Báng.
1. Đặc Điểm Hình Thái Cây Báng.
– Cây Báng cao khoảng 7 – 10m, đường kính thân từ 40 – 50 cm.
– Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc.
– Lá mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, toả rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3-5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8-1,2m, rộng 4-5,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá.
– Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả.
– Quả hình cầu dài 3,5-5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất, nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim.
2. Đặc Điểm Sinh Thái, Sinh Lý.
Báng có sức kháng địch tự nhiên và sức sinh trưởng vô cùng mạnh, không cần một loại thuốc sâu hay phân bón nào, cây lên vững chãi, không ngại mưa rừng, không ngại nắng nóng.
Nơi sống chủ yếu là ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Ðông Dương, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, mọc nhiều ở chân núi ẩm.
Ở nước ta, Báng sống trong những thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi.
Các Công Dụng Hữu Ích Của Cây Bàng Lá Nhỏ.
Thành phần hoá học trong cây Báng: Nước 14,8%, protid 2,6%; lipid 1,1%; celluloza 7,6%; dẫn xuất không protein 74,1%; khoáng toàn phần 2,5%, trong đó có calcium, phosphor.
– Báng nguyên liệu nấu ăn: Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước, ngọt có thể nấu thành đường ăn. Nhân hạt luộc chín ăn ngon. Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn hay xào ăn.
– Cây báng là nguyên liệu chữa nhiều bệnh khác nhau:
- Bột Báng có vị ngọt tính bình có tác dụng bổ ích cho cơ thể. Ngoài ra nó cũng được sử dụng làm thuốc bồi bổ hư tổn suy yếu, dùng thời gian dài thì lưng gối khỏi yếu mỏi
- Quả Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức
- Thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu hay dùng sắc uống chữa cảm sốt, rễ dùng trị viêm cuống phổi và làm dễ tiêu hoá
– Ruột Báng nấu thành đường hoặc cho lên men rượu
– Thân đục ra làm máng nước. Thân cây Báng có lớp vỏ cứng và chịu được thời tiết khắc nghiệt nên người dân tận dụng khai thác để làm ván sàn phơi nông sản, ván sàn nhà, chế tác thành các sản phẩm phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: ống đựng đũa, răng bừa, máng nước… Những sản phẩm từ cây Báng sử dụng bền, dùng càng lâu càng có độ đen bóng, không bị mọt.
– Trồng làm cây cảnh: nhiều nơi trồng cây Báng làm cảnh vì nó có dáng đẹp và không yêu cầu chăm sóc cao.
Kỹ Thuật Khi Trồng Và Chăm Sóc Cây Báng Hiệu Quả Cây Xanh Toàn Quốc.
– Cây giống sau khi được đánh bầu thì đặt nhẹ nhàng vào giữa hố.
– Cắt bỏ dây buộc bầu, lấy lưới ra khỏi bầu. Chú ý không làm bể bầu khiến rễ cây tung ra không bám đất.
– Sau khi đặt bầu cây xuống hố, rải thêm lớp xơ dừa và phân hữu cơ lên bầu cây rồi lấp đất.
– Khi lấp đất được một nửa chiều cao hố bạn hãy đóng cọc chống cây rồi mới tiến hành lấp đất tiếp.
– Đất bỏ xuống hố lấp đến đâu thì nén chặt xung quanh đến đấy.
– Lượng phân NPK bón cho mỗi cây là từ 5 – 10 kg.
– Chú ý điều chỉnh cho cây luôn đứng thẳng tán cân đối không nghiêng vẹo.
>>> Xam Ngay Cây Xoài Công Trình.